Quy tắc viết chữ Hán - Tiếng Trung Avika

Người xưa có câu “ Nét chữ nết người” hay có thể hiểu đơn giản việc luyện chữ là một cách hay để rèn luyện tính cách. Khi thật sự ngồi vào bàn học, cầm bút nắn nót tập viết từng nét chữ, bạn mới hiểu được ý nghĩa của câu nói này. Việc tỉ mẩn viết từng chút cơ bản một sẽ giúp bạn rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại; thậm chí có lúc ngồi hàng giờ chỉ để luyện viết một chữ cũng là điều hết sức bình thường. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy mọi việc đều cần có sự bình tĩnh xử lý.

Như đã biết, tiếng Trung là một ngôn ngữ có lịch sử lâu đời nhất và nổi tiếng là ngôn ngữ khó nhất trên thế giới. Chính vì vậy, chữ viết của đất nước này cũng vô cùng khó học bởi vì nó là chữ tượng hình, mang nhiều hàm nghĩa to lớn chứa đựng tinh hoa văn hóa đồ sộ của cả dân tộc Trung Hoa, cũng giống như chữ Nôm của Việt Nam ta xưa. Chữ tượng hình mô phỏng hoạt động của đời sống mà hình thành. Nếu bạn biết chữ Hán, tập viết chữ Hán sẽ được biết những câu chuyện thú vị xoay quanh chữ Hán mà thật sự ở chữ latinh sẽ không bao giờ tìm thấy.

Có nhiều ý kiến cho rằng học tiếng Trung không nhất thiết phải học chữ viết, quan trọng nhất vẫn là học nghe nói để giao tiếp cho tốt là đủ. Kì thực, ý kiến này là hoàn toàn sai lầm, học viết chữ Hán là một trong những nhiệm vụ bắt buộc của một người học tiếng Trung từ cơ bản nếu như bạn có mong muốn tiến xa hơn trên con đường học vấn, sự nghiệp, hoặc có thể đọc được, viết được, thậm chí kể cả thư pháp hoặc dùng văn chương, chữ viết để “phòng thân” thì viết chữ Hán là một tiền đề vô cùng quan trọng.

Trong chữ Trung Quốc có rất nhiều kiểu chữ, phổ biến nhất chúng ta hay nghe nói: Chữ triện, chữ lệ, thảo thư, hành thư, và khải thư. Hiện tại, chữ Hán mà chúng ta đang học là từng nét cơ bản của Khải thư.

1. Các nét tiếng Trung cơ bản và biến thể của chúng :

  • Trong tiếng Trung có 8 nét cơ bản, để viết được chữ Hán, trước hết phải “nằm lòng” được 8 nét cơ bản

quy tac 1

  • Sau đó là đến các biến thể của chúng :
quy tac 2
quy tac 2

2. Các quy tắc viết chữ Hán :

a, Quy tắc 1 : Ngang trước sổ sau :

  • Quy tắc này tuân theo quy tắc viết tay thuận, nét ngang(一) viết trước sau đó mới đến nét sổ thẳng(丨) xuống

Ví dụ : Chữ thập 十 s – ( số 10)

b, Quy tắc 2 : Phẩy trước mác sau :

  • Các nét xiên trái (丿) được viết trước, các nét xiên phải (乀) viết sau. Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau, như trong chữ 文.

Ví dụ : Chữ 八 bā số 8 ( trái tước phải sau), nhìn giống như cái bát úp ngược. Người Trung Quốc rất thích số này vì phát âm gần giống Fā – phát tài phát lộc.

  • Chú ý quy tắc trên áp dụng cho các nét xiên đối xứng; còn đối với các nét xiên không đối xứng, như trong chữ 戈, thì nét xiên phải có thể được viết trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.

c, Quy tắc 3 : Trên trước dưới sau :

  • Các nét bên trên được viết trước các nét bên dưới.

Ví dụ : Chữ 二 èr  (số 2)  Gạch 2 gạch          

d, Quy tắc 4 : Trái trước phải sau:

  • Các nét bên trái được viết trước, nét bên phải viết sau.

Ví dụ : Chữ 川 chuān Dòng sông

  • Quy tắc này cũng áp dụng cho trật tự các thành phần.Chẳng hạn, chữ 校 có thể được chia thành 2 phần. Phần bên trái (木) được viết trước phần bên phải (交).
  • Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, chủ yếu xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới. Khi có phần nằm trên và phần nằm dưới thì phần nằm trên được viết trước rồi mới đến phần nằm dưới, như trong chữ品 và chữ 星.

e, Quy tắc 5 : Ngoài trước trong sau :

  • Khung ngoài được viết trước sau đó viết các nét trong sau giống như xây thành bao trước để cổng ra vào và tiến hành xây dựng bên trong sau.

Ví dụ :  Chữ 月 yuè tháng

f, Quy tắc 6 : Vào trước đóng cửa sau :

  • Khung ngoài được viết trước, sau đó viết đến bộ vương bên trong và cuối cùng là đóng khung lại.

Ví dụ : Chữ 回 huí Trở về

g, Quy tắc 7 : Giữa trước hai bên sau :

  • Nét sổ thẳng được viết trước, sau đó viết nét bên trái, cuối cùng là nét bên phải
  • Giữa trước 2 bên sau được áp dụng khi 2 bên đối xứng nhau (đối xứng chứ không phải các nét giống nhau, các nét giống nhau sẽ áp dụng theo quy tắc 4: Trái trước, phải sau)

Ví dụ : Chữ水 – shuǐ – Nước

*Quy tắc khác :

  • Nét bao quanh ở đáy chữ viết sau cùng : ví dụ như trong các chữ 道, 建, 凶, bộ 辶 và 廴 viết sau cùng.
  • Các nét nhỏ, chấm nhỏ viết sau cùng : ví dụ như trong các chữ 玉, 求, 朮 các nét chấm nhỏ viết sau cùng
  • Nét sổ thẳng viết sau cùng, nét xuyên ngang viết sau cùng: ví dụ

+ Các nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác thường được viết sau cùng, như trong chữ 聿 và chữ 弗

+ Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác cũng thường được viết sau cùng, như trong chữ 毋 và chữ 舟.

  • Tổng kết lại các bước học viết tiếng Trung :
  • Bước 1: Nhớ quy tắc thuận bút “Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài”.
  • Bước 2: Nhớ các nét và cách ghép các bộ trong tiếng Trung.
  • Bước 3: Viết nhiều, kiên trì luyện tập.

The post Quy tắc viết chữ Hán appeared first on Tiếng Trung Avika.



Nguồn: Tiếng Trung Avika https://tiengtrungavika.vn/quy-tac-viet-chu-han/
Xem thêm các tin tức khác tại Tiếng Trung Avika

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lượng từ thường sử dụng trong tiếng Trung - Tiếng Trung Avika

Mẫu câu giao tiếp chủ đề khám bệnh - Tiếng Trung Avika

Từ vựng quần áo - Tiếng Trung Avika