Bảng chữ cái tiếng Trung - Tiếng Trung Avika

1. Sơ lược về tiếng Trung và bảng chữ cái tiếng Trung :

  • Trong thời đại mới, khi ngôn ngữ Anh đang dần trở nên bão hòa thì ngôn ngữ của đất nước có thế mạnh về dân số-Trung Quốc đã và đang trên đà phổ biến và trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất. Tiếng Trung cũng là ngôn ngữ có lịch sử lâu đời nhất và là ngôn ngữ được nhận xét là khó nhất thế giới. Không như các ngôn ngữ phổ biến khác, chữ Hán không được viết bằng chuỗi các kí tự theo hệ latinh mà là một chuỗi các hình ảnh biểu ngữ, biểu âm, hay có thể hiểu đơn giản là chữ tượng hình. Theo thời gian, chữ Hán luôn không ngừng “tiến hóa” cho đến nay chữ giản thể ra đời thay thế cho chữ phồn thể khó nhớ, khó viết với mục đích khiến cho việc học tiếng Hán trở nên dễ dàng hơn, xóa “mù chữ”. Tiếng Trung và cách phát âm của nó được chia làm 2 loại, bao gồm: tiếng Trung tiêu chuẩn, phổ thông ( Bắc Kinh) và tiếng Trung địa phương ( Quảng Đông, Thượng Hải, Quan Thoại,…).Chữ Kanji(Nhật Bản), Hán Nôm ( Việt Nam),…cũng là một thể của tiếng Hán.
  • Trên thực tế, có thể thấy mặc dù tiếng giản thể sau khi lược bớt một số nét văn hóa-lịch sử của đất nước Trung Hoa trong tiếng phồn thể nhưng việc học tiếng Hán vẫn khá khó khăn.Và bảng chữ cái tiếng Trung HOÀN TOÀN KHÔNG TỒN TẠI. Khi mới bắt đầu học được vài chục từ, bạn sẽ dần dần phát hiện ra sự xuất hiện của chữ này trong nhiều từ khác. Một vài từ tiếng Hán còn có cách đọc giống hệt nhau, cách viết tương tự nhau. Mỗi chữ Hán là một âm tiết, là một từ và bản thân nó có thể đã có nghĩa, cũng có nhiều từ được tạo thành bởi hai, ba hoặc thậm chí nhiều chữ gộp lại với nhau và cũng không thể nói chính xác về số lượng chữ Hán:

+ Để sử dụng tiếng Trung trong giao tiếp hằng ngày cần từ 500-750 từ

+ Để có thể đọc báo, xem tin tức tiếng Trung cần 2000 từ

+ Để có thể vượt qua kì thi năng lực Hán Ngữ cấp độ cao nhất HSK6 cần từ 2700-3000 từ vựng

+ Để có thể sử dụng tiếng Trung thông thạo như người bản địa cần khoảng 8000 từ

  • Điều này cho thấy, chúng ta không thể học tiếng Trung theo cách thông thường đối với những ngôn ngữ khác

2. Bộ thủ tiếng Trung và bảng bính âm ( Pinyin) :

  • Mặc dù có số lượng từ vựng đồ sộ nhưng sự ra đời của bộ thủ và bảng bính âm chính là công cụ đắc lực khiến việc học tiếng Hán trở nên dễ dàng hơn, thông minh hơn và rút ngắn được rất nhiều thời gian.

A. Bộ thủ tiếng Trung :

  • Trong tiếng Trung hiện đại có tất cả 214 bộ thủ. Đây là yếu tố hình ảnh của tiếng Hán truyền thống, dùng để sắp xếp chữ trong từ điển và biểu thị nghĩa của từ liên kết với nghĩa gốc( có thể thay đổi theo thời gian). Bộ thủ tiếng Trung không có vị trí cố định , một số bộ thủ nằm bên trái của chữ, một số nằm trên đầu, bên dưới hoặc bên phải và từ vị trí của các bộ cũng đã có thể suy đoán ra phần nào nghĩa của từ.

bang chu cai tieng Trung

bang chu cai

bang chu cai 3

bang chu cai 4

  • Tuy nhiên, trong 214 bộ thủ, chỉ có 50 bộ thủ dưới đây được sử dụng nhiều nhất và xuất hiện nhiều nhất trong các chữ Hán hiện đại :

bo thu

B. Bảng bính âm ( pinyin) :

  • Bính âm là hệ thống ký tự latinh chính thức của tiếng Trung và của một bộ phận tiếng Đài Loan, dùng để mô tả cách phát âm của chữ thường được đặt cạnh mỗi chữ Hán. Cũng giống như tiếng Anh và tiếng Việt, mỗi chứ Hán được cấu tạo từ 2 phần là nguyên âm( vận mẫu) và phụ âm ( thanh mẫu).

d

  • Tuy nhiên, có một số bính âm phát âm rất giống nhau, rất khó để phân biệt chúng, có nhiều từ phát âm tương tự như tiếng Việt, cũng có những từ phát âm tương tự như tiếng Anh, chính vì vậy tiếng Trung có thêm thanh điệu. Thanh điệu thường được đặt ở phía trên, phần cuối của từ và có 4 thanh điệu chính :

+ Thanh 1 (thanh ngang) bā : Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt (độ cao 5-5).

+Thanh 2 (thanh sắc) bá : Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt. Đọc từ trung bình lên cao (độ cao 3-5).

+Thanh 3 (thanh hỏi) bǎ : Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa  (độ cao 2-1-4).Vì cao độ lúc xuống thấp sẽ nghe hơi giống dấu nặng trong tiếng Việt.

+Thanh 4 (thanh huyền) bà : Thanh  này giống giữa dấu huyền và dấu nặng. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất (độ cao 5-1).

  • Trong tiếng Trung còn có 1 THANH NHẸ(THANH 5)không biểu thị bằng thanh điệu (không dùng dấu). Thanh 5 đọc từ cao xuống thấp gần như thanh 4, tuy nhiên ngắn hơn và nhẹ hơn. Khá giống dấu huyền của tiếng Việt Nam.Thanh 5 thường sẽ không có ký hiệu. Người học tiếng trung đều tự ngầm hiểu, chữ nào không đánh dấu chính là thanh 5. Ví dụ : māma.

The post Bảng chữ cái tiếng Trung appeared first on Tiếng Trung Avika.



Nguồn: Tiếng Trung Avika https://tiengtrungavika.vn/bang-chu-cai/
Xem thêm các tin tức khác tại Tiếng Trung Avika

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lượng từ thường sử dụng trong tiếng Trung - Tiếng Trung Avika

Mẫu câu giao tiếp chủ đề khám bệnh - Tiếng Trung Avika

Từ vựng quần áo - Tiếng Trung Avika